DẤU CHÂN LỊCH SỬ

 

Ảnh trưng bày tại nhà hát múa rối nước rồng Phương Nam


    Múa rối nước là môn sân khấu nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hoá lúa nước, hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt.

    Hầu hết các nước trên thế giới đều có múa rối. Nhưng duy nhất ở Việt Nam, múa rối ở trên nước và đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá trị cao về tinh thần, gắn liền với mỗi dịp hội hè từ thời Việt Cổ cách đây khoảng 2000 năm. Với rối nước, tư liệu lưu lại trên bia “Sùng Thiện Diên Linh Tự Tháp” niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1211) thời vua Lý Nhân Tông có ghi nhận trò múa rối nước biểu diễn mừng thọ nhà Vua.

    Múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của người dân lao động, nó tái hiện cuộc sống và khát vọng của thời đại. Giữa không gian mênh mông trời đất, có nước, cây xanh ẩn hiện mái đình cong cong màu ngói đỏ, những sân khấu múa rối nước đầu tiên được ra đời từ đó, tạo thành sự hòa quyện độc đáo giữa con người và thiên nhiên. Ngày nay, nghệ thuật múa rối nước Việt Nam không chỉ được bảo tồn mà còn được nghiên cứu khai thác sâu và rộng hơn.

0 Nhận xét

Hơn Thế Nữa!

Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật văn hóa dân gian, mang đậm dấu vết nền văn minh lúa nước. Sân khấu nước hay con rối biểu diễn, mỗi nét điều toát lên hơi thở của người nông dân Đại Việt. Mọi hy vọng, mong ước của người nông dân được gửi gắm vào chú Tễu, nhân vật đại diện phát ngôn cho nỗi lòng người nông dân.