TÔI RA ĐÂY CÓ PHẢI XƯNG DANH KHÔNG NHỈ?

     Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ? 

    Một câu nói thương hiệu cho một nhân vật quá đỗi quen thuộc, trong nghệ thuật dân gian Việt Nam.

    Nhân vật chú Tễu ngoài câu nói thương hiệu trên, còn rất nhiều câu nói nhí nhỏm, hài hước khác. Có lẽ tính từ thời xa xưa 100 năm về trước, ông cha ta đã quá tài giỏi khi đã biến nước trở thành sân khấu. Vậy nên, loại hình nghệ thuật này đã trở nên đặc sắc và được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Ở đó nhân vật chú Tễu xuất hiện tất cả các tuồng diễn, với nhiệm vụ mở màn, dẫn chuyện và có quyền bình phẩm sự đời, còn được xem là “thủy tổ của nghề MC”. Do đó không quá khoa trương khi nói nhân vật Tễu là linh hồn của múa rối nước Việt, vì Tễu là sợi dây kết nối giữa khán giả và vở diễn, là nhân vật đem lại tiếng cười nhiều nhất cho khán giả. Vậy các bạn đã xem hay những bạn chỉ biết nhưng chưa xem, đã hiểu rõ chú Tễu chưa? Từ việc tạo nên hình hài chú Tễu đến vai trò của chú Tễu? Sau đây chúng tôi sẽ lý giải mọi thứ để tạo nên chú Tễu.

    Đầu tiên, chúng ta hay nói đến những hình tượng tạo nên chú Tễu, hay nói cách khác chú Tễu xây dựng dựa trên hình ảnh nào. Xuất phát từ hình tượng người nông dân làm ruộng, một chàng trai hoạt bát, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, táo bạo là đại diện cho khát vọng của người dân.

Mô hình chú tiểu cao 30cm

    Vì là nhân vật đặc biệt nên thiết kế khung hình của chú cũng khác hơn con rối khác. Tạo hình to hơn con rối khác, để tóc trái đào, có hai chỏm tóc hai bên độ khoảng 7,8 tuổi. Thân hình tròn trĩnh, da trắng hồng và gương mặt lúc nào cũng tươi cười. Chú Tễu với trang phục luôn luôn đóng khố để lộ ngực và cái bụng phệ. Khi diễn hai tay vung vẫy, cái đầu quay nghiêng quay ngửa khi trêu chọc khán giả.

    Phần cấu tạo cũng như những con rối khác. Đều có cấu tạo hai phần chính: phần thân và phần đế. Thân rối là phần nổi bên trên thể hiện nhân vật, được làm từ gỗ, như gỗ trắc hoặc gỗ thông. Đế rối là phần chìm bên dưới là nơi lắp máy điều khiển cho con rối cử động. Vì đều là vật liệu gỗ nên dụng cụ chính là dụng cụ trong nghề mộc gồm: cưa, búa, dao, tràng, đục, bay, sào các loại và các kích cỡ khác nhau. Dụng cụ lớn để phá, dụng cụ nhỏ để thể hiện chi tiết điêu khắc. Nhân vật Tếu sao khi được tạc xong thì được đem hong khô rồi hom bó. Dụng cụ để sơn trang phục là các loại bút lông cứng, cắt ngắn. Sử dụng sơn ta loại sơn trích lấy nhựa, trồng ở vùng trung du phía Bắc. Lúc vẽ màu vẫn dùng bút vẽ thông thường.

Nghệ nhân tạo hình cùng với sản phẩm của mình

    Quy trình tạo hình chú Tễu phải trải qua 3 bước: Tạo hình tính cách nhân vật; thiết kế trang phục và thiết kế máy móc điều khiển.

    Vẽ maket (nhân vật)

- Chọn loại gỗ thích hợp (thường dùng gỗ sung, gỗ mít là loại gỗ nhẹ, có độ bền khi ngâm trong nước, có thớ và dai)

-  Đục tạo tác con rối theo kích cỡ, hình dáng đã lên trong

- Phơi khô, làm nhẵn bề mặt con rối

- Hong sơn ta (loại sơn chống thấm nước giữ độ bền gỗ), phần đế xốp được quấn nhiều lớp vải mỏng (vải màn) phủ sơn ta và phơi khô

 - Thếp bạc, vàng cho con rối

 - Hóa trang con rối

 - Lắp máy, dây, sào con rối

    Tễu là nhân vật táo bạo, luôn luôn giễu cợt, chế nhạo quan tham. Trong các vở diễn, Tễu là người mở màn, người bình luận, người kể chuyện, và là người chỉ trích quan lại tham nhũng, ngoài ra còn là người phất cờ hoặc châm pháo. Chú chính là hiện thân của một thanh niên nông dân khỏe mạnh, hiền lành, chất phác thời xưa.

0 Nhận xét

Hơn Thế Nữa!

Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật văn hóa dân gian, mang đậm dấu vết nền văn minh lúa nước. Sân khấu nước hay con rối biểu diễn, mỗi nét điều toát lên hơi thở của người nông dân Đại Việt. Mọi hy vọng, mong ước của người nông dân được gửi gắm vào chú Tễu, nhân vật đại diện phát ngôn cho nỗi lòng người nông dân.